NHỮNG KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ NHIẾP ẢNH

15:48

NHỮNG KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ NHIẾP ẢNH

Playcamera

Tìm hiểu máy ảnh số & các thông số cơ bản trên máy ảnh

I. Đnh nghĩa


Máy ảnh số là một máy điện tử dùng để thu và lưu giữ hình ảnh một cách tự động thay vì phải dùng phim ảnh giống như máy chụp ảnh thường. Những máy chụp ảnh số đời mới thường có nhiều chức năng, ví dụ như có thể ghi âm, quay phim


II. Phân loi:

1.Máy chnh s xem ngay Một máy chụp ảnh số xem ngay là một máy chụp ảnh mà hiện ảnh ngay trên màn hình điện tử để ngắm trước khi chụp. Tất cả các máy chụp ảnh số có màn hình đều thuộc loại này, trừ một vài loại máy ảnh DSLR.

2. Máy chnh s gn Còn được gọi là digicam, chiếm phần lớn các máy chụp ảnh số hiện nay. Chúng rất dễ dùng, có khả năng thu ảnh động vừa phải. Chúng có khả năng zoom kém hơn máy chụp ảnh số loại khá (prosumer) và DSLR. Chúng có độ sâu của vùng chụp (depth of field) khá lớn, nhờ vậy những vật ở khoảng cách tương đối xa nhau cũng được chụp rõ nét, làm cho máy chụp ảnh loại này dễ dùng. Nhưng điều này cũng làm cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không dùng nó, vì bức ảnh trông không nổi và có vẻ thiếu tự nhiên. Loại máy này thích hợp để chụp ảnh phong cảnh. Hình ảnh chụp bằng loại này được ghi theo một dạng duy nhất là JPEG.

3. Máy chnh lai Máy chụp ảnh lai hay prosumer là một nhóm các máy chụp ảnh xem ngay hạng khá, nhìn bên ngoài giống máy chụp ảnh DSLR (nên còn được gọi là máy chụp ảnh số giống DSLR, DSLR-like), có một số tính năng cao cấp của DSLR nhưng cũng có những tính năng của máy chụp ảnh xem ngay. Máy chụp ảnh DSLR thường được coi là cao cấp hơn máy chụp ảnh lai. Nhưng một số máy DSLR mới ra sau năm 2003 làm cho sự phân biệt giữa DSLR và máy chụp ảnh lai bớt rõ rệt: một số DSLR có thể được xếp vào hạng bình dân, trong khi máy ảnh lai vẫn được xếp vào hạng khá. Máy chụp ảnh lai thường có ống kính có độ zoom lớn. Người ta dễ lầm máy chụp ảnh lai với DSLR vì vẻ bề ngoài hơi giống nhau. Nhưng máy chụp ảnh lai thật sự không có gương phản chiếu bên trong, nên việc ngắm trước khi chụp phải qua màn ảnh tinh thể lỏng hoặc lỗ ngắm điện tử, và như vậy thì sẽ hơi chậm so với DSLR thật. Dù sao thì ảnh chụp được cũng có chất lượng và độ phân giải cao trong khi máy thì gọn nhẹ hơn máy DSLR. Hạng tốt nhất trong loại máy ảnh lai chụp ảnh tương đương với hạng vừa của máy DSLR. Ảnh chụp bằng loại máy này được ghi theo dạng JPEG hoặc .RAW.

4. Máy chnh DSLR ( Digital single lens reflex) Đây là loại máy ảnh số có cấu tạo phức tạp nhất trong các loại máy ảnh. Máy dùng một tấm gương di chuyển được, đặt giữa ống kính và phim để chiếu hình ảnh thấy được qua ống kính lên một màn ảnh mờ để người dùng lấy nét. Hầu hết các máy ảnh SLR dùng một lăng kính năm cạnh hoặc gương 5 cạnh ở trên đỉnh máy để quan sát ảnh qua lỗ ngắm, cũng có những kiểu ngắm khác như là ngắm ở ngang thân hay lăng kính Porro. Với thiết kế này nên đái đa số các máy DSLR ko hổ trợ chức năng xem ngay như các máy ảnh thông thường khác.


II. Mt vài thông s ca máy nh

1. Khu đ Là độ mở của ống kính cho anh sáng đi vào phim hay cảm biến ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại. Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: 1.4 - 1.8 - 2.8 - 3.2 - 3.5 ....11 - 16 - 22 ... Khẩu độ càng lớn tương ứng với số giá số thể hiện càng nhỏ. Các số trên càng lớn đồng nghĩa với khẩu độ càng nhỏ. 
2. Tiêu c Là F trong vật lý, focal length). Focal length được định nghĩa là khoảng cách từ optical center (bên trong ống kính) đến tiêu điểm (focal point). Mặt film (hoặc mặt sensor) được đặt nằm ngay điểm nầy. Khi chúng ta lấy thước, hay khi máy ảnh tự động lấy thước là lúc ta di động ống kính thế nào cho mặt film nằm ngay tiêu điểm, nếu mặt film nằm trước hay sau điểm nầy thì chúng ta bảo lấy thước sai (out of focus) ảnh nhòe đi. 
3. Tc đ màn trp tốc độ bàn đến ở đây không phải là tốc độ để đo xem máy ảnh chụp được bao nhiêu tấm hình trên trong một khoảng thời gian mà là khoảng thời gian mà màn chập mở ra cho ánh sáng đi vào film hay cảm biến hình.

Tốc độ tiêu biểu là: 1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - ... - 1/125s - 1/60s....1s - 2s - ...

Trên máy ảnh tốc độ hiển thị là:

8000 - 6400 - 5000 - ... - 125 - 60 - 1" - 2" - ... Tốc độ chụp phổ thông nhất là 125(1/125 của 1 giây).

Ảnh hưởng của tốc độ đến hình:

- Tốc độ càng nhanh thì thời gian ánh sáng(hình ảnh) chiếu lên bề mặt film hay cảm biến càng ngắn. Tốc độ càng chậm thì thờ gian ánh sáng(hình ảnh) chiếu lên bề mặt film hay cảm biến hình càng lâu.


- Tốc độ càng chậm thì càng dễ bị rung khi chụp. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường giảm tốc độ để có hình sáng hơn, điều này khiến cho hình dễ bị nhòe do rung, có thể là do người chụ rung, có thể là do đối được được chụp di chuyển. Do đó khi giảm tốc độ xuống thấm hơn mức trung bình thì nên để máy lên chân, bệ (bàn, ghế...). Thông thường sau khi thấy đèn nhá hay thấy máy kêu do bấm nút chụp tượng được chụp nghĩ là đã chụp xong và di chuyển, khi chụp tốc độ chậm thì máy vẫn ghi hình sau khi bấm nút chụp, do đó để tránh hình bị nhòe do đối tượng di chuyển, nhớ nhắc đối tượng đứng lại 1 tí sau khi bấm nút chụp.

- Tốc độ nhanh chậm mang lại các hiệu ứng khác nhau. Nếu đối tượng chụ di chuyển (chiếc xe, viên đạn, quả táo rơi, nước bắn tung tóe ...) với tốc độ thấp hơn hoặc bằng tốc độ chụp thì ta có thể bắt đứng đối tượng chụp. Nếu tốc độ chụp thấp hơn thì ta sẽ có hiệu ứng nhòe hình, cảm giác như là vật đang di chuyển thực sự.

4. Đ bù sáng (EV) Về mặt lý thuyết, độ sáng của đối tượng được chụp là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ phơi sáng của ảnh. Do đó, tất cả các máy ảnh đều phải đo độ sáng của đối tượng trước khi căn cứ vào thông số đo sáng để chọn độ mở ống kính và tốc độ chụp để ảnh có độ phơi sáng hợp lý nhất.

Thế nhưng, hệ thống tự động của máy ảnh không phải lúc nào cũng làm việc chính xác. Một số đối tượng nhất định có thể làm cho hệ thống đo sáng "nhầm lẫn", tức là định lượng độ sáng của ánh sáng từ đối tượng thấp hơn hoặc cao hơn trị số thực, và ảnh chụp được sẽ có độ phơi sáng cao hơn hoặc thấp hơn mức chuẩn. Trong những tình huống này, cách duy nhất để khắc phục sự sai sót của máy ảnh tự động là sử dụng chức năng bù trừ độ phơi sáng.

Phần lớn máy ảnh số hiện nay có dải giá trị bù trừ độ phơi sáng là ± 2EV (cộng hoặc trừ 2 EV), nhưng một số máy lại có dải giá trị nhỏ hơn ((±1.5EV) hoặc lớn hơn (±3EV). EV là chữ viết tắt của Exposure Value (giá trị phơi sáng), và được sử dụng để định lượng độ sáng. Để hiểu thế nào là 1 EV, ta giả sử rằng một lượng ánh sáng nhất định đi tới cảm biến ảnh ở một độ mở ống kính và tốc độ chụp cho trước cho trị số x EV. Nếu giữ nguyên độ mở ống kính và giảm tốc độ chụp đi đúng một nửa giá trị ban đầu thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ giảm đi 1 EV; và khi độ sáng của ánh sáng đi tới cảm biến ảnh tăng gấp đôi thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ tăng lên 1 EV.

Do đó, khi giá trị phơi sáng tăng, ảnh sẽ sáng hơn; và khi nó giảm thì ảnh sẽ tối hơn. Với hầu hết máy ảnh, giá trị phơi sáng có thể được điều chỉnh theo "gia số", "khoảng" hay "bậc", với giá trị nhỏ hơn 1 EV. Giá trị tương ứng của gia số, khoảng hay bậc này thường là 1/3 EV và đôi khi là 1/2 EV (tuỳ máy).


Trên thực tế, chế độ chỉnh tay của máy ảnh số cho phép người chụp tăng hoặc giảm độ sáng của ảnh một cách có mục đích bằng cách thay đối tốc độ chụp hoặc độ mở ống kính.

Đối với những máy ảnh số, nguyên lý và quy trình diễn ra tương tự, nhưng có máy thay đổi độ mở ống kính, có máy lại thay đổi tốc độ chụp để đạt được một thông số bù trừ độ phơi sáng nào đó. Điểm khác biệt này do kiểu thiết kế của từng máy ảnh quyết định. Những người sử dụng máy ảnh tự động cần phải biết rằng việc thử nghiệm trước để biết được một cách chính xác máy ảnh của mình thay đổi độ phơi sáng theo cơ chế nào là hết sức cần thiết. Ví dụ, nếu máy tăng độ mở ống kính (để lấy được nhiều ánh sáng vào ống kính hơn) thì việc chọn một giá trị bù trừ độ phơi sáng dương có thể làm giảm độ sâu trường ảnh. Ngược lại, nếu máy giảm tốc độ chụp để có thời gian phơi sáng dài hơn (do đó ảnh sẽ sáng hơn) thì hiện tượng nhoè hình có thể xuất hiện do máy rung. Tuy nhiên, phần lớn máy ảnh điều chỉnh tốc độ chụp trước, sau đó mới đến độ mở và chỉ khi sự thay đổi của tốc độ chụp xuống đến một ngưỡng mà tại đó rung động của máy ảnh có thể gây nhoè hình.



Biết được khi nào cần sử dụng hệ thống bù trừ độ phơi sáng nghe qua thì có vẻ rất đơn giản. Theo nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì một số đối tượng có khả năng "đánh lừa" hệ thống đo sáng, đặc biệt là khi chúng "thống trị" khung hình, chẳng hạn như tuyết, nước, đại dương, cát dưới ánh nắng mặt trời. Khi chụp tuyết, nếu không biết cách xử lý ảnh rất dễ bị xám. Vì vậy, bạn luôn phải nhớ bù trừ độ phơi sáng ở mức giá trị dương bằng cách "ép" máy giảm tốc độ chụp để làm tăng độ sáng cho anh, nhờ đó khiến cho tuyết có màu trắng thay vì màu xám.

Một nguyên tắc nữa cần phải lưu ý là trước khi chụp, bạn cần phải kiểm tra xem trong khung hình xem có một trong hai yếu tố sau hay không:

Thứ nhất, khi một vùng rộng trong khung hình bị choán bởi một chất đồng nhất như nước, tuyết...vv

Thứ hai, trong khung hình có sự tương phản về độ sáng, tức là sự chênh lệch lớn về độ sáng giữa vùng ảnh sáng và vùng ảnh tối, và đối tượng chính nằm ở một trong các vùng đó.

Trong những trường hợp trên, bạn phải cẩn thận khi ngắm chụp và nên chọn chế độ bù trừ độ phơi sáng nếu cảm thấy ảnh có khả năng không có độ phơi sáng chuẩn.

Chế độ bù trừ độ phơi sáng cũng có thể được sử dụng để tăng hoặc giảm độ tương phản và độ mịn (cũng như độ nhám) của ảnh. Ở chế độ mặc định, hầu hết máy ảnh số luôn tìm cách cân bằng độ phơi sáng trên toàn bộ khung hình, mà trong một vài trường hợp thì sự cân bằng đó là không chính xác. Chẳng hạn như những bức tường đá thường có diện mạo hơi phẳng với độ phơi sáng tiêu chuẩn. Chọn mức bù trừ độ phơi sáng âm sẽ làm tăng độ tương phản của toàn ảnh, khiến cho độ nhám của đá trở nên rõ hơn (dễ nhận thấy đối với mắt người hơn). Những ảnh dưới đây sẽ minh hoạ hiệu ứng đó. Chúng được chụp ở chế độ đen trắng để bạn có thể nhận biết được sự khác biệt dễ dàng hơn so với những ảnh màu.


Một tính năng khác, trước đây chỉ có mặt ở các máy cao cấp, đang ngày càng trở nên phổ biến ở máy ảnh số, là chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng tự động. Những máy có chế độ này tự thiết lập các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau và ghi lại từ 3 đến 5 hình tương ứng với các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau đó.

Thường thì máy ảnh cho phép người sử dụng chọn mức bù trừ (chẳng hạn như 0,3, 0,7 hoặc 1 EV), sau đó máy sẽ chụp một ảnh ở độ phơi sáng mà nó tính toán được, một ảnh có độ phơi sáng thấp hơn và một ảnh có độ phơi sáng cao hơn độ phơi sáng tính toán đó.

5. Đ nhy sáng (ISO)

Thông số ISO trên máy ảnh số là đại lượng dùng để đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. Giá trị ISO thấp tương ứng với độ nhạy sáng thấp của cảm biến ảnh với ánh sáng và ngược lại.


Với tất cả máy ảnh, việc tăng độ nhạy sáng thường đi kèm với một vấn đề nào đó, và điều này cũng đúng ở một mức độ nào đó đối với tất cả các loại máy ảnh số, từ những máy đắt tiền cho đến máy rẻ tiền. Khi độ nhạy sáng của cảm biến tăng lên - một quá trình tương tự như việc tăng âm lượng của một chiếc đài radio - nhiễu điện tử bắt đầu xuất hiện, giống như hiện tượng méo tiếng khi tăng âm lượng đài radio.

Để cho đơn giản, chúng ta có thể hiểu như sau:

Nếu chụp với ISO thấp, ảnh sẽ ít nhiễu và rõ hơn song lại cần nhiều ánh sáng hơn. Vì thế, cần phải có độ mở lớn hơn và/hoặc tốc độ chụp lâu hơn. Còn nếu chụp với ISO cao, ảnh sẽ có nhiều nhiễu, kém chi tiết song lại cần ít ánh sáng nên người chụp có thể chọn độ mở ống kính nhỏ hơn và/hoặc tốc độ chụp nhanh hơn.

Thông thường, việc chọn độ nhạy sáng của cảm biến được căn cứ vào 2 nhân tố, đầu tiên là ánh sáng xung quanh; và thứ hai là tốc độ chụp cần thiết để ghi lại hình ảnh. Đôi khi người chụp còn cần phải căn cứ vào yếu tố thứ ba, đó là độ mở ống kính, nhưng đây không phải là yếu tố quyết định khi chọn độ nhạy sáng cao.

Theo nguyên tắc, để giữ được chất lượng ảnh ở mức cao nhất có thể, bạn nên chọn ISO càng thấp càng tốt. Ví dụ, để ghi lại được hình ảnh sắc nét của một đối tượng chuyển động trong một ngày nhiều mây, tốc độ chụp cần thiết phải là trên 1/125 giây. Nhưng, ở độ nhạy sáng 50 hoặc 100, điều này không thể thực hiện được ngay cả ở góc mở rộng nhất của ống kính camera. Trong trường hợp này, sự lựa chọn duy nhất là tăng độ nhạy sáng để máy ảnh có thể chọn tốc độ chụp nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc tăng độ nhạy sáng nên được tiến hành từng bước bởi nếu tăng độ nhạy sáng lên mức lớn nhất khi không cần thiết sẽ phát sinh một số vấn đề. Bạn nên chọn ISO tăng dần và thử chụp để biết được ở ISO nào thì có thể đạt được tốc độ chụp mà bạn cần để phục vụ cho mục đích của mình. Bằng cách đó nhiễu sẽ được giữ ở mức tối thiểu và chất lượng ảnh mà bạn chụp được là cao nhất trong những tình huống đó.

Trong bất kỳ bức ảnh nào, người xem cũng thường nhìn thấy nhiễu đầu tiên ở những vùng ảnh tối và những vùng mà các tông màu gần như đồng nhất. Chúng ta sẽ xem xét những ảnh minh hoạ dưới đây, thực chất là vùng ảnh nhỏ nằm trong vùng lấy nét của ảnh phía trên (đánh dấu bằng khung màu vàng) được phóng to, nơi nhiễu sẽ dễ nhìn thấy nhất. Vùng ảnh này hơi tối vì được chiếu ánh sáng nền.


Trên thực tế thì điều này rất hữu ích. Khi máy ảnh được cài đặt ở ISO 50, tốc độ chụp 1/5 thì người chụp cần phải dùng một giá đỡ, trong khi với ISO 400 bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cầm máy trên tay để chụp với tốc độ 1/40.

Nếu mức độ nhiễu ở những hình trên có thể nhìn thấy rõ ở vùng tối của khung hình thì chúng sẽ khó nhận thấy hơn ở những vùng sáng hơn, chẳng hạn như những vùng nằm giữa những điểm sáng nhất và tối nhất.


Tóm lại, mặc dù độ nhạy sáng ISO cao luôn làm tăng tỷ lệ nhiễu, song chúng cũng cho phép người sử dụng máy ảnh ghi hình với tốc độ chụp cao hơn, rất hữu ích trong việc chống nhoè hình. Cần nhớ rằng khi tăng ISO lên mức cao, nhiễu xuất hiện rõ nhất ở những vùng ảnh tối và những vùng có các tông màu gần như đồng nhất với nhau. Vì thế, bạn nên thử nghiệm trước để biết được vùng ảnh nào dễ bị nhiễu. Sau đó, ngắm chụp lại để lại trừ nhiễu ra khỏi càng nhiều vùng ảnh càng tốt.

Trong những điều kiện ánh sáng yếu, nhiễu luôn luôn xuất hiện rõ, và do đó tăng độ nhạy sáng có thể làm giảm chất lượng ảnh đi rất nhiều. Có một điều nghe có vẻ nghịch lý, song khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu, tốt hơn hết là người chụp nên ổn định máy ảnh và chọn ISO ở mức tốt nhất có thể để giảm thiểu tỷ lệ nhiễu.

Kiến thức nhiếp ảnh-Giới thiệu về cân bằng trắng

Có một số yếu tố phải nghĩ đến khi nghiên cứu về màu sắc trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Một trong những con đường ngắn nhất giúp bạn học được cách ghi lại các màu sắc một cách chuẩn xác bằng máy ảnh của mình là tìm hiểu về nhiệt độ màu qua cân bằng trắng.
Khi chụp ảnh bằng chế độ chỉnh tay, một trong số những chức năng của máy ảnh mà bạn có thể tinh chỉnh là cân bằng trắng. Nếu bạn đã từng phát hiện màu sắc trong các bức ảnh của mình có vẻ hơi sai lệch, thì đó có thể là do cân bằng trắng chưa được chỉnh đúng.

Nhiệt độ Màu

Các nguồn ánh sáng khác nhau sẽ đem đến màu sắc hay nhiệt độ khác nhau. Ví dụ, ảnh chụp dưới ánh đèn huỳnh quang sẽ có ánh màu lục trong khi màu của các bóng đèn trong nhà bạn (gọi là đèn dây tóc) sẽ có ánh màu vàng. Mắt của chúng ta có thể ngay lập tức phân biệt được các nguồn ánh sáng khác nhau và thường xuyên tự điều tiết để đảm bảo sự đồng nhất của các màu sắc mà chúng ta nhìn thấy. Ví dụ, nếu bạn nhìn vào làn da của mình dưới ánh sáng mặt trời và trong phòng kín dưới ánh đèn huỳnh quang, màu da của bạn vẫn giống nhau. Tuy nhiên, máy ảnh không thông minh như mắt của chúng ta - một bức ảnh được chụp trong nhà với cùng nguồn sáng huỳnh quang đó sẽ khiến da bạn trông có vẻ màu lục, trừ khi bạn giúp máy ảnh hiểu thông tin được thu vào cảm biến.

Màu được ghi chép theo thang độ Kelvin (độ K) và có phạm vi từ 10.000K của màu bầu trời trong xanh đến 2.500K của màu hoàng hôn. Màu thứ nhất được xem như rất lạnh, trong khi màu thứ hai được xem như rất nóng. Trong cuốn sách điện tử Photo Nuts & Bolts của mình, tác giả Darren Rowse đã đưa ra nhận định thú vị về màu sắc: “Màu sắc không thật sự tồn tại. Trên thực tế, nó chỉ là tưởng tượng nhân tạo của bộ não khi nổ lực diễn giải thế giới mà mắt chúng ta nhìn thấy”. Cho dù những chiếc máy ảnh có tinh vi và sử dụng công nghệ cao đến mức nào, thì chúng cũng sẽ không thông minh bằng bộ não của bạn.

Cloudy (Nhiều mây)

Những ngày nhiều mây cho ánh sáng lạnh và có thể hơi ngả sang màu xanh. Thiết lập cân bằng trắng là “Cloudy” sẽ giúp sưởi ấm bức ảnh với một nhiệt độ màu nóng hơn. Đôi khi, tôi thích sử dụng thiết lập này ngay cả khi trời không có nhiều mây để tăng thêm vẻ ấm áp cho bức ảnh.

Daylight (Ánh nắng)


Những ngày nắng với bầu tời trong xanh mang lại ánh sáng và nhiệt độ màu nóng. Thiết lập cân bằng trắng này sẽ tính đến điều đó và làm mát ánh sáng để bức ảnh trông giống như mắt chúng ta nhìn thấy.

Fluorescent (Huỳnh quang)

Ánh sáng huỳnh quang rất lạnh và có ánh màu lục. Đây là thiết lập quan trọng sử dụng khi chụp dưới ánh đèn huỳnh quang nhằm làm ấm hơn cho màu sắc của bức ảnh.

Tungsten (Đèn dây tóc)
Các bóng đèn tròn trong nhà bạn toả ra thứ ánh sáng gọi là ánh sáng đốt nóng. Theo nhiệt độ màu, đây là ánh sáng nóng. Sử dụng thiết lập cân bằng trắng này sẽ làm mát ánh sáng xuống ở nhiệt độ bình thường.


Shade (Bóng râm)

Thiết lập này khá giống thiết lập “Cloudy” (nhiều mây) và sẽ sưởi ấm ánh sáng màu lạnh không tự nhiên do bóng râm tạo ra. Bạn có thể kiểm chứng điều này với nhiệt độ màu của bóng râm trên thang Kelvin.
Flash (Đèn flash)



Khi sử dụng nguồn sáng bổ sung từ đèn flash tích hợp hoặc đèn flash ngoại vi, vô tình nguồn sáng này đã làm tăng độ lạnh của ánh sáng. Khi đó, bạn có thể sử dụng thiết lập cân bằng trắng để trả lại vẻ ấm áp cho bức ảnh.

Nguyên lý Hoạt động của Cân bằng Trắng

Khi chụp ảnh dưới những ánh sáng có nhiệt độ khác nhau, bạn có thể cho máy ảnh biết nhiệt độ màu mà bạn mong muốn bằng cách chọn kịch bản cân bằng trắng thích hợp từ menu chỉnh tay. Cân bằng trắng là quá trình loại bỏ các ánh màu không có thật khỏi các bức ảnh và quá trình này có thể được thực hiện ngay trong máy ảnh hoặc trên phần mềm biên tập ảnh. Khi thiết lập cân bằng trắng cho máy ảnh bằng chế độ chỉnh tay, chúng ta cho máy ảnh biết màu nào sẽ được xem là màu trắng trong bức ảnh. Từ đó, máy ảnh có thể tính toán nhiệt độ màu hiện tại và điều chỉnh tất cả màu sắc theo màu được xem là trắng trong khung cảnh. Một số nhiếp ảnh gia sử dụng các phụ kiện như thẻ nhớ nơi mà đối tượng cần chụp có thể xuất hiện trong ảnh chụp thử. Bạn có thể sử dụng thẻ màu với thiết lập cân bằng trắng tuỳ chọn của máy ảnh DSLR, bằng cách chụp ảnh tấm thẻ để thiết lập cân bằng trắng thủ công cho bức ảnh của mình. Một cách khác, bạn có thể sử dụng phần mềm kiểm soát chính xác nhiệt độ màu trong bức ảnh sau khi chụp bằng cách nhấp chuột lên các màu trên tấm thẻ để so sánh.


Chụp ảnh theo định dạng RAW (ảnh thô)
Một trong nhiều lợi điểm của việc chụp ảnh theo định dạng RAW là nếu bạn muốn hiệu chỉnh hoặc thử nghiệm các nhiệt độ màu, bạn có thể sử dụng một chương trình như Lightroom hoặc Photoshop để thay đổi các giá trị này ngay cả sau khi bức ảnh đã được chụp. Ví dụ, trong Light-room, bạn dễ dàng thử nghiệm các nhiệt độ màu và thiết lập cân bằng trắng khác bằng menu sổ xuống và một thanh trượt.
Biết cách thiết lập cân bằng trắng là một phần quan trọng trong việc học cách chụp ảnh bằng chế độ chỉnh tay và kiểm soát tốt hơn ảnh chụp của mình. Tất cả các máy ảnh Canon đều được trang bị chế độ cân bằng trắng tự động (AWB) rất hữu hiệu có thể tính toán chính xác nhiệt độ màu. Các cảm biến khác nhau, CMOS hoặc CCD, thực hiện việc này khác nhau thông qua các phương trình toán học và khoa học rất phức tạp. Hiểu được màu sắc của ánh sáng xung quanh sẽ tạo thuận lợi cho bạn khi muốn kiểm soát nhiều hơn hoặc sáng tạo hơn trong việc chụp ảnh kỹ thuật số.
Theo Bài viết của Elizabeth Halford
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GIẢI PHÁP NGUỒN HÀNG
Tại Sao Bạn Nên Chọn Chúng Tôi
  • Chúng tôi có kinh nghiệm
HÀNG SỈ TÂY NGUYÊN cung cấp giải pháp nguồn hàng sỉ cho các đại lý và công ty hay các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ
- Qua những kinh nghiệm cung cấp các sản phẩm thiết bị điện tử  và thời trang nam nữ (váy đầm quảng châuváy đầm thiết kế ,sỉ balo ....)cho các đơn vị. Chúng tôi học hỏi, trau dồi và tích lũy những nhu cầu và sở thích của quý khách làm nền tảng tư vấn các sản phẩm phù hợp cho khách hàng.

  • Chúng tôi luôn tôn trọng khách hàng
– Với mong muốn không chỉ mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với nguồn hàng sỉ giá tận gôc. HÀNG SỈ TÂY NGUYÊN còn chú trọng đến uy tín , niềm tin và sự hài lòng cao nhất dành cho khách hàng. Luôn tạo bầu không khí thân thiện, nhiệt tình tư vấn và sẵn sàng giải  đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng là những tiêu chí được đặt ra trong suốt quá trình hợp tác giữa hai bên.
– Nếu có cơ hội được hợp tác, Quý khách hàng sẽ thấy tôn chỉ của chúng tôi là “Rẻ hơn - Nhanh hơn - Chính xác và Uy tín "
– Vì vậy, dù bạn là ai chúng tôi luôn đảm bảo mang lại cho Quý khách hàng những sản phẩm ưng ý nhất cùng với dịch vụ tạo nên đẳng cấp vượt trội.
  • Lợi ích chúng tôi mang lại cho khách hàng
  • Chúng tôi chuyên nghiệp
  • – Nhân viên:
    +  Được tuyển chọn kỹ lưỡng
    +  Được đào tạo bài bản
    +  Đã trãi nghiệm thực tế
    +  Luôn thân thiện, trung thực
    –  Thời gian
    +  Luôn đáp ứng tiến độ giao hàng
    +  Hỗ trợ để đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp
    – Báo giá : sau khi nhận được yêu cầu cụ thể, chúng tôi sẽ gửi báo giá chi tiết đến quí khách trong thời gian sớm nhất
  • Nguồn hàng sỉ tại Tây Nguyên

You Might Also Like

0 nhận xét

Popular Posts

Like us on Facebook

 playcameravn